Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

SỐNG BÊN MẸ SƯỚNG LẮM, RỜI XA MẸ KHỔ SỞ TRĂM BỀ!

0 comments
Chỉ cho đến khi phải sống xa mẹ, chúng ta mới thấm thía một điều: Có mẹ trên đời này thật là tốt biết mấy!

1. Mẹ luôn là người chờ đợi
Khi có mẹ: Vừa về tới nhà đã nghe tiếng mẹ tíu tít hỏi han. Lúc thì hỏi xem con đã ăn gì chưa, lúc lại hỏi sao bây giờ mới về nhà, rồi vân vân mây mây tỷ thứ khác mà mẹ muốn biết…
Khi không có mẹ: Ngoài cái bóng đèn đang chờ bạn bật sáng, chẳng còn ai nữa cả. Thậm chí nếu thèm thuồng một câu hỏi nhẹ cũng không có luôn.

2. Mẹ luôn là đầu bếp cừ khôi
Khi có mẹ: Mỗi bữa ăn dưới bàn tay mẹ đều như một cuộc thi ẩm thực hảo hạng, việc của bạn chỉ là đóng vai giám khảo và thẩm định món ăn. Thậm chí khi đi đâu xa, ở đâu lâu ngày, lại thèm điên cuồng những món đơn sơ mẹ nấu.
Khi không có mẹ: Mỳ tôm, cháo ăn liền, thịt hộp… dường như là các món chính. Đương nhiên không phải vì chúng ngon, mà vì tiện. Đôi khi cũng là vì hết tiền nữa!

3. Đến cốc café mẹ pha cũng khác
Khi có mẹ: Cốc café từ tay mẹ ngon hơn bất cứ nơi đâu, dù mẹ chỉ dùng vài chiêu cơ bản.
Khi không có mẹ: Xác định luôn là uống café pha sẵn cho nhanh. Hơn nữa cũng có pha ngon bằng mẹ đâu mà cố phấn đấu!

4. Gỉ gì gi cái gì mẹ cũng có
Khi có mẹ: Hộp đựng dụng cụ sửa chữa cứ gọi là "full" luôn các thể loại. Tủ thuốc cũng đầy ắp, kim chỉ màu mè mặc sức mà dùng, chỉ sợ dùng không hết. Đến lúc nào cần chỉ ới nhẹ một câu là mẹ trả lời ngay tắp lự chúng ở đâu.
Khi không có mẹ: Dụng cụ thì sơ sài, lác đác vài món. Đừng nói đến tủ thuốc, ngay cả lọ dầu gió, miếng urgo cũng chưa chắc đã có. Kim chỉ thì thôi next luôn đi…

5. Mẹ là người giặt là kỹ tính nhất
Khi có mẹ: Quần áo lúc nào cũng được giặt giũ thơm phưng phức, là phẳng phiu, treo tủ ngay ngắn hoặc gấp gọn gàng.
Khi không có mẹ: Một đống bùi nhùi được vứt xó lung tung. Thậm chí có khi còn chẳng thèm giặt mà tích tụ lại cả tuần mới giặt một lần cho… tiết kiệm!

6. Mẹ kiêm luôn chức năng báo thức của đồng hồ
Khi có mẹ: Mẹ là "tiếng chuông báo thức" hiệu quả nhất! Hẹn mẹ 8:00’ gọi con dậy, mẹ sẽ hò hét từ 6:00’ cho tới khi bạn chịu dậy mới thôi. Nếu không chịu dậy mẹ sẽ dùng biện pháp mạnh: giật chăn, tắt quạt, đập gối "yêu" vào mông vài phát.
Khi không có mẹ: Thay vì vùng dậy, bạn sẽ có cớ để đập nát cái đồng hồ!

7. Chỉ khi có mẹ, chén bát mới được tinh tươm
Khi có mẹ: Bát đũa sạch boong kin kít, bóng loáng không chút dầu mỡ thừa. Thử ăn xong mà ngâm chén bát ra chậu không chịu rửa xem có bị mẹ "quạc" cho vài đường cơ bản hay không? Rồi mẹ lại nói: "Con gái con lứa lười như mày có chó mới lấy!"
Khi không có mẹ: Một đống bát đũa bẩn được thải ra lổn nhổn trong bồn với hàng tá lý do như: xem nốt tập phim rồi rửa, ăn nốt cái pizza rồi rửa, vẫn còn nhiều bát để dùng mà… xõa đi!

8. Và cuối cùng, mẹ chăm con khéo hơn bác sĩ!
Khi có mẹ: Cháo dâng tận miệng, kiểu nhạt miệng chán ăn thì thể nào mẹ cũng dỗ dành như dỗ em bé. Thuốc với nước luôn trong tình trạng sẵn sàng. Chỉ sợ con đói, chỉ sợ con mệt, mẹ không bao giờ sợ cực khi phải thức trọn đêm trông chừng con…
Khi không có mẹ: Một mình vật vã với cơn ốm sốt, ăn uống qua quýt mới nhớ bàn tay chăm sóc lẫn giọng cằn nhằn của mẹ biết chừng nào. Lúc bấy giờ, khéo lại khóc nức nở như đứa con nít bị bỏ rơi, tủi thân tột độ và không ngừng ao ước "giá bây giờ có mẹ ở đây!"
SOURCE: Tri Thuc Tre
Read more...

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

BỐN NIỀM VUI LỚN NHẤT TRONG CUỘC ĐỜI

0 comments
“Có một niềm vui chân chính trong cuộc sống, đó là làm cho người mà ta yêu có được niềm vui” – Jean-Jacques Rousseau


 
Có bao giờ các anh, chị, em tự hỏi: niềm vui nào lớn nhất trong đời? Thành công, giàu sang hay có được điều mình mong muốn. Tất cả chúng ta đều cố gắng tìm kiếm cho mình những niềm vui trong cuộc sống. Nhưng khi có được thứ này chúng ta lại muốn có được thứ khác. Quá trình đuổi bắt cứ kéo dài suốt năm này qua năm khác, chúng ta không dễ gì nhận ra, niềm vui lớn nhất trong đời gần gũi và thân thương biết chừng nào.
Ngay từ lúc mới sinh ra, được sống trong vòng tay của cha mẹ chúng ta hạnh phúc và cảm thấy bình yên. Mỗi ngày là một ngày vui, lúc đó, cha mẹ tuyệt vời nhất. Thế rồi, lớn lên, chúng ta muốn thoát khỏi sự kiềm kẹp của mẹ cha. Muốn tự do bay lượn, chê đấng sinh thành giờ đây lạc hậu, không có những suy nghĩ tân tiến, hợp thời. Để rồi xa cách cha mẹ hơn, nhưng bạn ơi, niềm vui lớn nhất trong đời đó chính là:

1. Được sống cùng cha mẹ
Trải qua những năm tháng tuổi trẻ bồng bột và ích kỷ, chúng ta trở về với những toan tính của cuộc đời. Không còn tự do bay nhảy, không còn những suy nghĩ ấu trĩ và ngông cuồng. Giờ đây chúng ta có cả một gia đình cần gánh vác. Lúc ấy mới chợt nhận ra rằng, được sống cùng cha mẹ là một niềm hạnh phúc to lớn.
Không chỉ dựa dẫm vào đôi vai gầy yếu của mẹ cha mỗi khi bước chân ta trên đường đời rệu rã, không chỉ được ăn bát cơm mẹ nấu, được cùng cha đàm đạo mỗi lúc chiều tà. Quãng thời gian đó yên bình và hạnh phúc biết bao. Không phải chỉ có cười thật to, hét thật lớn thì mới được gọi là niềm vui. Đôi lúc niềm vui bình dị và nhẹ nhàng biết bao, nhưng nó sẽ ngấm sâu vào ký ức của ta, an ủi vỗ về ta mỗi khi mệt mỏi và đau đớn trong cuộc đời.

2. Được làm công việc mình thích
Niềm vui này sẽ chẳng có niềm vui nào có thể sánh được. Đó là cảm giác thỏa mãn bởi vì chúng ta đã làm được điều mà mình thích. Không ít người không làm được việc mình thích, không dám theo đuổi ước mơ và hoài bão của bản thân. Chán nản, thất vọng để rồi họ nhận ra cuộc sống của mình thật nhàm chán, thật buồn bã.
Chỉ khi chúng ta được làm công việc mình thích, chúng ta mới cảm nhận được niềm vui đến từ những điều bình dị, những điều tưởng chừng như vốn có của cuộc sống nhưng không phải lúc nào cũng cảm nhận được. Thế nên, nếu bạn cho rằng công việc chỉ là một công cụ để nuôi sống bản thân thì bạn hãy suy nghĩ lại đi nhé. Bởi vì chỉ khi yêu thích công việc của mình chúng ta mới làm tốt nó được. Được làm công việc mình thích là niềm vui lớn nhất trong đời.

3. Lấy được người mình yêu
Bất kỳ ai trong chúng ta đều muốn có được hạnh phúc trong cuộc sống vì vậy chúng ta mới trao đi tình yêu của mình. Có người lấy được người mình yêu, tin tưởng để làm chỗ dựa suốt đời cho mình, có người lại quyết định kết hôn trong lúc nóng vội. Rất nhiều người đã nếm quả đắng vì vội vàng trong tình yêu.
Một trong những niềm vui lớn nhất trong đời đó chính là lấy được người mình yêu và yêu mình. Khi sống cùng nhau, những bất đồng, những mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh, nếu không có một tình yêu lớn dành cho nhau, ít khi chúng ta có thể tha thứ và chấp nhận lẫn nhau được. Lấy được người mình yêu là niềm vui lớn nhất trong đời. Lớn hơn rất nhiều những niềm vui do tình cảm tạo ra trước đó. Thế nên, hãy trân trọng cuộc sống gia đình và trân trọng người bạn đã lựa chọn.

4. Sống mỗi ngày trọn vẹn
Đây là niềm vui rất lớn bởi hàng ngày chúng ta đều cố gắng tìm kiếm nó nhưng ít người nắm giữ được nó. Có người lo lắng cho những việc không đâu để rồi cáu gắt với người thân và con cái của mình, làm mất đi một ngày đẹp đẽ. Bạn ơi, hãy đối diện với cuộc sống mỗi ngày, dẫu khó chịu bao nhiêu cũng đừng đổ lỗi lên đầu người khác. Hãy tìm cách chế ngự sự giận dữ của mình và bao dung với người bên cạnh, để mỗi ngày với bạn trọn vẹn hơn. Có thể bạn không nhận ra, nhưng mỗi sớm mai thức dậy, tâm trạng bạn thoải mái bạn sẽ có một ngày ngập tràn niềm vui.

Vậy nên, hãy mỉm cười khi ánh bình minh chiếu qua cửa sổ, bởi vì ít nhất thì chúng ta vẫn còn một ngày để làm những điều mình muốn. Hãy sống trọn vẹn từng ngày một với công việc, gia đình, con cái và những niềm đam mê nho nhỏ của bản thân. Bạn nhé!
SOURCE: SƯU TẦM
Read more...

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Bạn Là Ai Cũng Nên Đọc Bài Này, Đừng Để Khi ‘Gần Đất Xa Trời’ Rồi Mới Tiếc…

0 comments
Đời người ngắn ngủi, có những thứ một khi mất đi rồi thì không cách nào tìm lại được nữa. Chớ vội vàng cố tiến về phía trước, hoặc tìm cách tranh giành những lợi ích nhỏ nhoi. Sống chậm lại, còn có những điều còn quý giá hơn nhiều…

Read more...

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

THIÊN CHÚA ĐÁP LẠ LỜI CẦU NGUYỆN

0 comments
Xuyên suốt lịch sử nhân loại, con người không ngừng tìm kiếm Nước Trời, mong muốn được chấp nhận lời cầu nguyện. Ngày nay cũng vậy, nhưng nhiều người nói rằng Thiên Chúa không lắng nghe hoặc không đáp lại lời cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta tìm, chúng ta gõ, chúng ta xin – vẫn vô ích.
Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã mặc khải những điều Ngài muốn chúng ta làm để được Ngài nhậm lời: “Nếu dân Ta, dân vốn kêu cầu Danh Ta, mà biết hạ mình xuống khẩn nguyện và tìm kiếm Nhan Ta, từ bỏ những con đường xấu xa mà trở lại, thì Ta, từ trời, Ta sẽ nghe và thứ tha tội lỗi nó và sẽ phục hưng xứ sở của nó” (2 Sbn 7:14).





KÝ THÁC
Bước đầu tiên và quan trọng là chúng ta phải biết KÝ THÁC cuộc đời cho Thiên Chúa. Nói thì dễ nhưng sự thật là chúng ta vẫn giữ lại cho mình, chúng ta chưa thực sự tín thác cho Ngài. Chúng ta chỉ trao phó cuộc đời mình tùy hứng, khi nào “kẹt” lắm thì mới tín thác!
Câu 2 Sbn 7:14 bắt đầu bằng điều rất riêng tư, thuộc quyền sở hữu của chúng ta. Thiên Chúa nhận chúng ta là DÂN CỦA NGÀI. Nếu chúng ta giữ lại điều gì đó, chúng ta chưa thuộc về Thiên Chúa. Như vậy, điều tiên quyết và quan trọng nhất chúng ta phải thực hiện là hoàn toàn ký thác cuộc đời mình cho Ngài: “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv 37:5).

KHIÊM NHƯỜNG
Khi chúng ta hoàn toàn ký thác cuộc đời cho Thiên Chúa, Ngài yêu cầu chúng ta phải KHIÊM NHƯỜNG. Cũng vậy, nói dễ mà làm khó! Chúng ta phải cố gắng khiêm nhường vì chúng ta rất dễ tự cao tự đại, cứ tưởng mình là “cái rốn của vũ trụ”.
Thiên Chúa muốn chúng ta khiêm nhường vì Chúa Giêsu là Thiên Vương mà lại sinh nơi máng cỏ đơn nghèo. Chúng ta không ai muốn ở nơi đó, nhưng Thiên Chúa lại yêu thích nơi đó.

CẦU NGUYỆN
Chắc chắn ai cũng muốn lời cầu nguyện của mình được Thiên Chúa nhậm lời, nhưng điều này mời gọi chúng ta phải trải nghiệm việc cầu nguyện bằng những cách mà chúng ta chưa từng biết. Thiên Chúa mời gọi chúng ta kết hiệp mật thiết với Ngài qua việc cầu nguyện, kết hiệp sâu xa hơn – gọi là chiêm niệm. Khi chúng ta muốn được đáp lại, chúng ta có thể chìm sâu vào Thánh Ý của Thiên Chúa.
Nếu chúng ta không thành công trong việc hoàn toàn tận hiến cho Thiên Chúa, chúng ta không thể đắm mình trong việc cầu nguyện sâu sắc. Chúng ta chỉ có thể cầu nguyện bình thường theo ý mình mà không theo ý Ngài. Đừng bao giờ XIN NHƯ Ý (ý mình) mà hãy XIN NHƯ Ý CHÚA, vì ý mình ích kỷ và có thể sai lầm chứ không thể như Ý Chúa!

TÌM KIẾM CHÚA
Cầu nguyện giúp chúng ta biết cách TÌM KIẾM Thiên Chúa. Và chúng ta có thể thấy Ngài ở khắp mọi nơi: Trong tiếng cười của trẻ em, hoặc trong lời than van của người đau khổ. Thiên Chúa hiện hữu trong ánh nắng, trong đám mây, trong cơn mưa, trong niềm vui, trong nỗi buồn,… Chúng ta kết hiệp với Ngài trong mối quan hệ như vậy là Thiên Chúa ở khắp mọi nơi – và chúng ta phải tạ ơn về sự hiện diện của Ngài ở khắp nơi.

TỪ BỎ ĐƯỜNG XẤU
Bản chất con người yếu đuối, tội lỗi, nên chúng ta muốn che giấu. Ông Bà Nguyên Tổ và Cain có giấu được tội lỗi mình? Như vậy, bước đầu tiên để được Thiên Chúa nhậm lời là chúng ta phải DỨT KHOÁT với đường xấu. Các thánh là những người đi trước chúng ta, các ngài cũng đã phải dứt khoát với cái xấu để tìm kiếm Ngài và hoàn toàn kết hiệp với Ngài, đường xấu của chúng ta thật đáng ghét vì chúng ta biết rằng đó là cái đáng ghê tởm đối với Đấng mà chúng ta tôn xưng là Thiên Chúa chí thánh.

BIẾN ĐỔI
Khi chúng ta đã có mối quan hệ tốt đẹp với Thiên Chúa, Ngài sẽ lắng nghe và đáp lại lời cầu nguyện của chúng ta. Và chúng ta được BIẾN ĐỔI. Ở đây chúng ta thấy rằng ai can đảm đứng dưới chân Thập Giá thì sẽ được cứu độ và được phục sinh trong Ánh Sáng của Đức Giêsu Kitô.
Ghi chú: Nữ tác giả Cheryl Dickow là chủ tịch Hội Sách Bezabel, tác giả cuốn “Elizabeth: A Holy Land Pilgimage” (Êlidabét: Cuộc Hành Hương Thánh Địa) và cuốn “Our Jewish Roots” (Nguồn Gốc Do Thái). Chị sống tại tiểu bang Michigan với chồng và ba con trai. Tác phẩm của chị xuất hiện nhiều trên các website và báo chí.
Source & Author: CHERYL DICKOW
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ beliefnet.com)
Read more...

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

ĐỪNG TÌM HẠNH PHÚC

0 comments
Nếu hạnh phúc là thứ tìm có thể thấy thì có lẽ con người chẳng phải nếm mùi khổ đau nhiều như vậy . Nếu hạnh phúc là thứ ẩn nấp để cùng con người tham gia trò trốn tìm thì cuộc sống này liệu có còn thời gian cho yêu thương?

Vì thế, hãy dừng cuộc tìm kiếm hạnh phúc ấy lại bởi nó không phải là đích đến mà nó là thứ luôn hiện hữu song hành bên ta, chỉ vì ta quá bận rộn với cuộc sống bộn bề mà ta quên mất nó đấy thôi.


Hạnh phúc ở đâu ?
Hạnh phúc nằm ở đôi môi của bạn đấy.

Một đôi môi biết mỉm cười và biết nói lời yêu thương chính là cửa ngõ dẫn đến hạnh phúc an nhiên của con người.

Nếu bạn chỉ biết than vãn, chỉ biết oán trách những trớ trêu của cuộc đời, chỉ biết dùng lời nói để chê bai, mỉa mai, công kích người khác thì đừng hỏi “Vì sao tôi không thấy hạnh phúc”. Hãy nói về những yêu thương tốt đẹp, hãy mỉm cười với cuộc sống xung quanh, hãy dành những lời ngọt ngào cho những người bạn yêu quý và bạn sẽ thấy hạnh phúc nảy nở từ đôi môi.
  
 Hạnh phúc nằm ở sự tha thứ.
Chẳng có ai ôm trong lòng mối hận thù mà cảm thấy vui vẻ và thoải mái cả. Có thể, họ đã làm tổn thương bạn, họ đã phản bội lòng tin và hằn trong lòng bạn một vết thương sâu hoắm và nhức nhối nhưng hãy đặt tay lên ngực mình và dặn với chính mình “Cuộc đời này vốn không đủ dài để yêu thương chỉ sao lại phí hoài nó cho hận thù”

Vì thế, bằng cách này hay cách khác, hãy quên đi những vết thương và quên đi người để lại vết thương ấy, bạn cho đi sự tha thứ cũng chính là cách bạn tự cho chính mình một món quà chứa đầy hạnh phúc và an nhiên.

Tôi không chắc chúng ta có thể lại tin, lại yêu người ấy như chưa có chuyện gì nhưng chỉ cần bản thân tha thứ được thì ta sẽ lại có thể mỉm cười khi giáp mặt nhau.
Như vậy, không phải sẽ tốt hơn sao.???

Hạnh phúc nằm ở chữ Cho chứ không phải chữ Đòi.
Hãy cho đi những thứ bạn muốn nhận rồi cuộc đời sẽ trả lại cho bạn những điều mà bạn muốn, có thể nó không đến từ người bạn cần nhưng chắc chắn rằng trong dòng đời sau này, sẽ có người cho bạn lại những điều như thế.

Đừng đòi hỏi điều gì khi bản thân không làm được. Sự hụt hẫng khi điều mình muốn không được đáp lại rất dễ đẩy bạn vào hố sâu của thất vọng.

Vì thế, đừng tự giết cảm xúc của mình chỉ vì những đòi hỏi cho thỏa mãn cảm xúc của bản thân, hãy học cách cho đi thật nhiều, cuộc sống này, không để bạn chịu thiệt thòi đâu.

Hạnh phúc là khi bạn biết Đủ.
Nói theo kiểu dân gian là “cái gì quá cũng không tốt”.

Yêu thương quá sinh ra gò bó, quan tâm quá sẽ khiến mất tự do, ghen tuông quá cũng mất vị tình yêu và cái gì cũng thế, chạm đến chữ Đủ sẽ chạm được hạnh phúc tròn vị.

Đừng chạy theo cái gì quá hoàn chỉnh và cũng đừng ép bản thân phải trở nên quá hoàn hảo, yêu thương vừa đủ, ấm áp vừa đủ, quan tâm vừa đủ và bên nhau vừa đủ có lẽ sẽ hạnh phúc hơn.

Và hạnh phúc chẳng nằm ở đâu xa, nó nằm ngay trong trái tim của chính ta, khi bản thân chông chênh mệt mỏi, hãy đặt tay lên tim và tự nỏi “Rồi mọi thứ sẽ ổn”.

Khi nối buồn xâm chiếm tâm trí và cô đơn thống trị lấn át hạnh phúc, hãy tìm một khoảng không gian riêng với những bản nhạc ta yêu, những món ăn ta thích và tự nói với lòng “Hết hôm nay thôi nhé, ngày mai ta sẽ lại mỉm cười”.

Đừng gắng gượng, hãy đối diện và tìm cách giải tỏa nỗi buồn và mang hạnh phúc quay về.

Hạnh phúc của ta nên tự ta xây lấy, đừng chạy theo người khác để thỏa mãn lòng họ và mang về thứ hạnh phúc ảo sẽ chết theo thời gian.

Source: Sưu tầm
Read more...

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

PHẢI ĐẾN KHI LỚN RỒI, TA MỚI HIỂU BỐ MẸ KHỔ THẾ NÀO ...

0 comments

Đi làm rồi mới hiểu mỗi một đồng tiền bố mẹ kiếm được đều không hề dễ dàng. Hóa ra, cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng cả, khi bạn cảm thấy nó dễ dàng, nhất định là đang có người thay bạn gánh vác lấy phần không dễ dàng ấy.
 1. Bố mẹ tôi tới họ hàng chơi, người họ hàng đó không cho bố tôi chơi bài cùng và nói: “Không có tiền thì đừng cố vô giúp vui!” Một câu này khiến tôi nhớ cả đời.

2. Bạn mãi mãi không biết lúc bạn không ở nhà, bữa cơm của bố mẹ bạn đơn giản, đạm bạc như thế nào.
3. “Con trai, hai ngày nữa bố mẹ mới gửi tiền cho con có được không”?

4. Từ khi tôi lên Đại học tới nay, tôi biết ngày nào đối với bố mẹ cũng đều không dễ dàng gì.

5. Điều kiện trong nhà không tốt, nhưng tôi lại chưa bao giờ phải chịu khổ dù chỉ một ngày.

6. Tôi chầm chậm, chầm chậm hiểu ra, cái gọi là một hồi mẹ cha con cái, chẳng qua có nghĩa, duyên phận giữa bạn và họ chính là đời này kiếp này không ngừng đưa mắt nhìn bóng dáng họ càng lúc càng xa. Bạn đứng bên này đường, nhìn họ dần biến mất nơi ngã rẽ đằng xa, hơn nữa, họ dùng bóng lưng nói với bạn: “Không cần đuổi theo đâu con.”

7. Lúc nộp mấy triệu tiền học phí, cả cọc tiền toàn những tờ tiền có giá trị 10 nghìn, 20 nghìn. Khoảng khắc ấy thực sự rất đau lòng!

8. Đi làm rồi mới hiểu mỗi một đồng tiền bố mẹ kiếm được đều không hề dễ dàng. Hóa ra, cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng cả, khi bạn cảm thấy nó dễ dàng, nhất định là đang có người thay bạn gánh vác lấy phần không dễ dàng ấy.

9. “Không có vé giường nằm thì đi máy bay đi con, ba không nỡ để con ngồi ghế cứng”. “Ba đi thăm con, không sao, không sao, chỉ là ngồi tàu hai mấy tiếng thôi mà”. Xa nhà rồi mới biết đất nước mình rộng lớn biết bao, ba mẹ tôi yêu tôi thế nào.

10. Tôi nhận đôi quang gánh từ mẹ, nhưng tôi gánh lên không nổi.

11. Khi tôi thấy họ chạy vạy, nhờ vả, xin xỏ khắp nơi, chỉ vì tôi.

12. Có một người đàn ông, chưa bao giờ nói yêu bạn, nhưng người ấy lại cho bạn tất cả.

13. Vì một bộ quần áo mấy chục nghìn, mẹ phải mặc cả mấy chục phút chỉ để được giảm mấy nghìn.

14. Quần áo của chúng ta luôn nhiều hơn quần áo của bố mẹ, điện thoại của chúng ta luôn đắt hơn điện thoại của bố mẹ, sinh nhật của chúng ta luôn hoành tráng hơn sinh nhật bố mẹ.

15. Ngày xưa, lúc còn ở gần bố mẹ, tôi luôn cảm thấy mẹ tôi đi chợ dường như không cần đến tiền, vì ngày nào bữa cơm cũng có thịt, có cá, có rau, có hoa quả. Sau này xa nhà rồi mới biết, chút mắm, chút muối cũng phải tính từng đồng.

16. Càng lớn tôi càng hiểu nỗi vất vả của bố mẹ. Hiện tại mỗi lần bố mẹ gọi điện hỏi: “Cuối tuần này có về không con”? Tôi đều cảm thấy mắt mình cay cay. Bố mẹ tôi đang già đi thật rồi.

17. Lớn bằng từng này vẫn ngửa tay xin tiền bố mẹ. Mỗi lần tiêu pha, tôi đều không nghĩ ngợi gì, chỉ thấy vui và thỏa mãn ngay lúc ấy. Rồi khi nhìn thấy bóng lưng ngày càng nhỏ đi của bố, của mẹ, mới cảm thấy hối hận, hóa ra bấy lâu nay mình chỉ theo đuổi những thứ phù phiếm, mà quên đi những gì yêu thương ngay kề bên.

18. Tôi không biết mình đã xem ở đâu một đoạn clip ngắn, trong clip là một cô gái vừa sinh con sau nhiều giờ “vượt cạn” vất vả, gia đình nhà chồng vây lấy em bé mới sinh, trên mặt là những nụ cười hạnh phúc, chỉ riêng người cha của cô gái lại khóc như một đứa trẻ, vừa khóc vừa nói: “Khổ thân con gái tôi! Con gái tôi phải chịu khổ rồi”!

19. Là khoảnh khắc khi tôi nhìn thấy ba ở ngoài hào hào sảng sảng, phấn chấn, phóng khoáng chuyện trò vui vẻ với dăm bảy loại người trên bàn rượu làm ăn, về đến nhà nôn đến choáng váng đầu, xức dầu, nằm trên giường gác tay lên trên rồi thở dài. Nhìn bóng lưng nay đã có chút còng, nhìn mái đầu sợi bạc sắp nhiều hơn sợi đen, trái tim tôi như đau thắt.

20. Sáng thức giấc, bố mẹ đã đi làm. Tối đi ngủ, bố mẹ vẫn chưa về.
Source: Tác giả bài viết: Yingie
Read more...

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

IM LẶNG LÀ MỘT NGHỆ THUẬT SỐNG

0 comments

Im lặng là vàng. Có thực sự vậy không? Có những khi cần phải nói, thậm chí là nói nhiều, để có thể mang lại lợi ích cho người khác, để giải hoà, để hoà hợp và cảm thông, hoặc để bảo vệ chân lý .
Tuy nhiên, có đôi khi lại cần im lặng, lúc đó sự im lặng có giá trị hơn nhiều. Và lúc này chính sự im lặng lại “nói” nhiều hơn. Đó là đặc ngữ của sự im lặng, một loại văn hoá kỳ diệu, nhưng không dễ thực hiện. 
Nói hoặc im lặng đều phải đúng nơi, đúng lúc, đúng người, và chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Lời nói có thể là lưỡi gươm, mà gươm chưa dùng thì cứ để trong bao. Im lặng là thượng sách  nếu lời nói vô ích, nếu không thì có thể phản tác dụng.
 
Thật chí lý câu nói của T. Man: “Người khôn ngoan mang tất cả tài sản vào trong đầu”. Đó chính là giá trị của sự im lặng. Nhưng

KHI NÀO TA NÊN IM LẶNG ?
 
1. KHI NGƯỜI KHÁC BUỒN PHIỀN ĐAU KHỔ
 
Biết vui với người vui, buồn với người buồn. Đó là hành vi của người có văn hoá, tri thức, biết điều, biết cư xử và thấu cảm. Không gì vô duyên hơn khi người khác khóc mà mình lại cười – hoặc ngược lại. Sự “nghịch lý” đó có thể  khiến chúng ta trở nên lố bịch, hợm hĩnh và kiêu ngạo. 

2 .KHI NGƯỜI KHÁC SUY TƯ LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
 
Sự im lặng là “ cần thiết ” của hoạt động trí óc. Nhờ đó mà có những kiệt tác, sự cao cả , sự hiểu biết, sự trưởng thành, sự hồi tâm… Văn hào W. Goethe xác định: “Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn ý  chí  được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời”. Thấy người khác trầm tư , đừng phá “khoảng riêng” của họ. Sự im lặng lúc đó thực sự cần thiết và có ý nghĩa. 
 
3.KHI NGƯỜI KHÁC KHÔNG HIỂU MÌNH
 
Khi chưa được hiểu, chúng ta cần cởi mở và hoà đồng để người khác có thể hiểu mình hơn – dù không thể hiểu hết. Nhưng nếu bạn cảm thấy người ta thực sự không thể hiểu hoặc không muốn hiểu thì tốt nhất là im lặng. Nếu không, những gì bạn nói có thể gây “dị ứng” hoặc hiềm thù. 
 
4. KHI NGƯỜI KHÁC NÓI VỀ VẤN ĐỀ MINH KHÔNG AM HIỂU
 
Biết thì thưa thốt. Người khôn ngoan chỉ nói những điều mình biết rõ và hoàn toàn im lặng đối với những gì mình không biết hoặc mơ hồ. Đừng ảo tưởng mình là “bách khoa tự điển”. Nhà bác học A. Edison nói: “Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết là cả đại dương”. Còn hiền triết Socrates thừa nhận: “Tôi không biết gì cả, đó là điều tôi biết rõ nhất”. Chỉ là người bình thường, chúng ta càng cần khiêm nhường mà biết im lặng. 
 
5. KHI NGƯỜI KHÁC KHOE KHOANG LÝ SỰ
 
Thùng rỗng kêu to. Càng hiểu biết người ta càng ít nói, thâm trầm và cảm thông. Trong 4 phép toán, phép trừ là… “dễ” nhất, nhưng lại đầy ý nghĩa. Chỉ vì ngu dốt nên mới độc đoán, khắt khe hoặc cố chấp. Khoe khoang và lý sự là “đặc điểm” của đầu óc nông cạn, thiển cận. Dốt thì hay nói  để cố che lấp khiếm khuyết của mình. 
 
6. KHI NGƯỜI KHÁC KHÔNG CẦN MÌNH GÓP Ý KIẾN
 
Đừng bao giờ “xía” vào chuyện của người khác hoặc tò mò chuyện của họ. Vả lại, nói nhiều thì sai nhiều. Nói thiên lệch thì mất lẽ chính, nói huênh hoang rồi đến chỗ đuối, nói xiên xẹo rồi đến chỗ sai trái, nói quanh co  sẽ đến chỗ cùng lý.
 
Cibbon nói: “Đàm luận khiến người ta hiểu biết, nhưng im lặng là trường học của sự khôn ngoan”. Im lặng còn là yêu thương, tha thứ, và là cuộc sống.
 
Tuân Tử dạy: “Im lặng, lắng nghe, ghi nhớ, hành động và khôn ngoan là 5  bậc thang  khác nhau của trí tuệ”. Có thể coi đây là ngũ-cung-sống của cuộc đời. Tóm lại, im lặng là một nghệ thuật kỳ diệu và là cách thể hiện văn hoá cao cấp.
 
Nói ra được thì tốt nhưng có khi im lặng lại tốt hơn. Ta nên học lắng nghe để hiểu, dừng lại để thương. Nhưng khó đấy, bài học này chỉ dành tặng cho những ai đã biết buông bỏ ngạo mạn, biết đời sống là vô thường bất chợt.
 
Vừa rồi trò chuyện với người bạn, anh ta nói: trong cuộc sống, rất ít người chịu học lắng nghe và im lặng. Bởi vì họ không muốn thua kém, không muốn khiêm cung để nghe rõ những gì người khác nói. Thậm chí, họ giành nói như để tận dụng hết thời gian gặp nhau, sợ thiệt thòi khi ra về mà đối phương chưa rõ hết câu chuyện. Thì vậy, cuộc sống là muôn màu!
 
Ngày xưa, ngay chính ta cũng ham nói, vào cuôc họp cứ uyên thuyên bất tận, ra café với bạn thì lắm nỗi niềm… Lúc nào cũng muốn nói ra, muốn trút xuống, có khi quá cao trào bi đát, khóc thương. Nghĩ lại, ngày xưa ta ích kỷ thật, chỉ muốn nói cho thỏa. Thậm chí, hay gân cổ cãi lại mỗi khi có vấn đề gì đó về quan điểm. Người sai rồi, ta đúng! Rồi… ta đã được gì trong “đúng – sai” đó?
 
Thật vậy, nhu cầu chia sẻ ai cũng có. Nhưng để làm người hứng chịu và biết lắng nghe, đếm được mấy người? Cảm xúc con người vô cùng phức tạp, tuổi càng cao, trái tim càng thu nhỏ, dù đã được bao bọc rất kỹ nhưng chỉ cần một lời nói vu vơ cũng có thể như mũi nhọn xé nát lòng người. Thành ra, người lớn chỉ nghĩ mà không cần nói, còn người trẻ thì cứ nói mà không cần nghĩ!
 
Người ta càng về già càng thấy cô đơn, hay hoài niệm về thời son trẻ rồi bới tìm, rồi thở dài… Có lẽ, họ tiếc nuối điều gì của ngày đã qua. Người trẻ thì nôn nao mong cho ngày mau tới, sẽ vứt bỏ nếu không thích, cần gì người khác hiểu. Và dĩ nhiên không bao giờ chịu im lặng!
 
Ta ví cuộc đời như trò chơi xếp chữ. Ai cũng được phát cho 1000 miếng, ai cũng có thời gian hoàn thành giống nhau. Chỉ có điều là con người ít khi kiên nhẫn chịu xếp cho mình đến mảnh cuối cùng để tận hưởng vẻ đẹp thực sự nằm bên trong đâu đó.
 
Đa phần người ta than thở hoặc nóng nảy và cố gắng chắp vá, chồng chéo tất cả vào nhau, rối tung, mệt mỏi, chán nản, trách đời bất công, sao ông trời khó khăn với người này, dễ dãi với người kia?
 
Chỉ có những ai đi đến cuối cùng của sự tận tụy mới nhận ra bức tranh cuộc sống thật đẹp, thật xứng đáng. Và có khi để hoàn thành nó, người ta đã âm thầm đi tìm, luôn kiên nhẫn và im lặng. Người ta phải nhẹ nhàng tìm kiếm, kể cả chẳng may ghép vài lần mà không đúng.
 
Thì đã sao? Ta có 1.000 cơ hội kia mà. Lần này chưa được, lần sau sẽ được, chỉ cần bạn đủ niềm tin. Vì tin sẽ thấy, tìm sẽ gặp. Nếu ta tin chắc chắn mình sẽ hạnh phúc thì đã có hạnh phúc rồi đấy.
 
Hạnh phúc ngay giây phút này đây, yên bình và thanh thản. Không một chút quấy rầy, không chết chóc hay chiến tranh. Đẹp quá phải không? Nếu có nhiều hạnh phúc hơn thế, hãy mang chia sớt nhé nhưng nhớ lặng thầm. Khẽ thôi, họ sẽ biết cảm nhận. Yên tâm…!!!

Source: Sưu tầm
Read more...