Khi đàm phán, làm sao cho hai bên đều có lợi.
Có một truyền thuyết đã trở thành truyền thống của các cuộc đàm phán:
Người anh và người em gái cãi nhau vì một mẫu bánh còn lại, ai cũng muốn giành phần to hơn. Mỗi người đều muốn lấy một miếng lớn và không bị người kia lừa gạt.
Có một truyền thuyết đã trở thành truyền thống của các cuộc đàm phán:
Người anh và người em gái cãi nhau vì một mẫu bánh còn lại, ai cũng muốn giành phần to hơn. Mỗi người đều muốn lấy một miếng lớn và không bị người kia lừa gạt.
Ngay khi người anh giành được con dao và chuẩn bị cắt phần to cho mình, người mẹ về đến nơi.
Theo phong tục của thời vua Salômôn, người mẹ nói:
“Khoan nào! Mẹ không quan tâm ai cắt miếng bánh đó ra hai phần, nhưng bất cứ ai cắt, sẽ phải cho người kia quyền được chọn phần nào họ muốn.”
Do đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, người anh cắt miếng bánh thành hai phần bằng nhau.
Câu chuyện nầy có thể không có thật, nhưng bài học của nó vẫn còn có giá trị cho đến ngày nay.
Có rất nhiều trường hợp trong đó, các nhu cầu của những vai chính không thật sự đối lập nhau. Nếu trọng tâm chuyển từ đánh bại lẫn nhau sang giải quyết vấn đề, ai cũng có lợi. (Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì – Herb Cohen)
Sưu tầm
0 comments :
Đăng nhận xét